Việc lắp đặt báo cháy tự động giúp chúng ta có thể phát hiện đám cháy đang bùng phát hay nguy cơ xảy ra đám cháy, đồng thời cảnh báo cho mọi người biết để có các phương án xử lý thích hợp.
Lợi ích của việc lắp đặt báo cháy tự động
Hệ thống báo cháy chữa cháy có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, vậy những lợi ích của việc lắp đặt báo cháy tự động mang lại:
- Báo trước những hiểm họa sắp xảy ra nhờ hệ thống các đầu báo khói, báo nhiệt,…
- Dễ dàng xử lý khi sự cố xảy ra nhờ những thiết bị chữa cháy được thiết kế phù hợp.
- Tránh được những mối nguy hiểm và hạn chế các hậu quả do hỏa hoạn gây ra.
- Mang lại cảm giác an toàn và sự thoải mái về tinh thần cho người sử dụng.
Tiêu chuẩn lắp đặt báo cháy tự động
- TCVN 2622- 1995 “Phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình.
- TCVN 5738-2001 “Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật”.
- TCVN 5760-2001 “Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng”.
- TCVN 3256-89 “An toàn cháy – Yêu cầu chung.
- TCVN 3890-2009 “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình.
- QCVN 06: 2010/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về an toàn cháy cho nhà và công trình”.
- QCVN 08: 2009/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia” Công trình ngầm đô thị.
- TCVN 4513 – 88 “Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế”.
Quy trình lắp đặt báo cháy tự động
Đi dây cáp tín hiệu
Thực hiện đi dây tất cả các vị trí đặt đầu báo khẩn, vị trí đặt trung tâm báo cháy.
Các đường dây phải được lắp đặt có thẩm mỹ và đạt tiêu chuẩn về an toàn. Dây phải được luồn trong ống để đảm bảo độ bền và tính an toàn cho hệ thống
Đo điện trở
Đo điện trở cách điện cho hệ thống dây đã lắp đặt đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật, đảm bảo tiêu chuẩn và an toàn cho hệ thống.
Lắp đặt thiết bị
Tủ trung tâm báo cháy: Đây là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống, nó quyết định đến chất lượng của hệ thống. Là thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo tự động có khả năng nhận và xử lý tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy tự động hoặc tín hiệu sự cố kỹ thuật.
Trong các trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến các nơi báo cháy. Có khả năng kiểm tra hoạt động của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mach…
Đầu báo khói: Được lắp đặt với chức năng giám sát trực tiếp các hoạt động, dấu hiệu khói, cháy báo về trung tâm để xử lý. Thời gian đầu báo khói nhận và truyền tín hiệu không quá 30s. Mật độ môi trường là 15% – 20% nếu nồng độ khói trong môi trường lớn hơn ngưỡng cho phép (15% – 20%) thì thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về tủ trung tâm để xử lý sự cố.
Công tắc khẩn: Được lắp đặt tại các nơi dễ thấy như hành lang, cửa ra vào, cầu thang để dễ sử dụng khi cần thiết. Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyển thông tin báo cháy bằng cách nhấn hoặc kéo công tắc khẩn để báo động khẩn cấp cho mọi người đang trong khu vực xảy ra sự cố phát hiện và xử lý.
Còi báo cháy: Được lắp đặt tại phòng bảo vệ, cầu thang hoặc nơi đông người… nhằm báo động cho những người xung quanh biết và xử lý sự cố kịp thời.
—
Trên đây là giới thiệu về lợi ích của việc lắp đặt báo cháy tự động cũng như là các tiêu chuẩn và quy trình lắp đặt hệ thống báo cháy tự động. Ngoài việc phân phối sản phẩm/ dịch vụ trên quý Khách có thể tham khảo các dịch vụ mà hiện tại Vietnet đang cung cấp
Liên hệ tư vấn
Các dịch vụ chính
- Phân phối sản phẩm, cung cấp thiết bị PCCC
- Tư vấn thiết kế, triển khai thi công lắp đặt
- Tích hợp hệ thống giải pháp công nghệ trọn vẹn theo nhu cầu dự án
- Bảo hành, bảo trì thiết bị
Các hệ thống triển khai
- Hệ thống hạ tầng mạng, viễn thông, Data Center
- Hệ thống chữa cháy FM200, Novec 1230, Start-X, Axis,…
- Hệ thống camera giám sát CCTV
- Hệ thống điện UPS, pin năng lượng mặt trời
- Hệ thống giám sát môi trường, nhiệt độ độ ẩm Monitoring
- Và các hệ thống khác như: hệ thống chống sét, chống trộm, tổng đài điện thoại, thiết bị âm thanh, hệ thống trả lời tự động, hệ thống chấm công – kiểm soát xâm nhập,…
Cập nhật thông tin mới nhất tại Fanpage: Việt Nét Technology