Hệ Thống Tủ Rack Cho Data Center (TTLD)

Hệ thống tủ chứa thiết bị cho trung tâm dữ liệu (tủ rack cho Data Center) là nơi để lưu trữ, lắp đặt máy chủ, các thiết bị mạng như: Router, Firewall, Switch, dây mạng. Tùy vào các thiết bị mà người dùng sử dụng tủ rack với từng kích thước khác nhau.

Hệ thống tủ rack cho Data Center là một tài sản chiến lược, một thành phần đóng vai trò quan trọng trong mọi trung tâm dữ liệu. Nếu được thiết kế và lắp đặt hợp lý, tủ rack sẽ hỗ trợ việc lắp đặt/thay đổi các thiết bị trong hạ tầng vật lý của hệ thống được nhanh chóng và linh hoạt hơn, đồng thời tăng cường khả năng giám sát và quản lý môi trường hoạt động của thiết bị.

Tủ Rack Cho Data Center

Hệ thống tủ rack cho Data Center

Tủ rack cho Data Center có yêu cầu gì?

Tủ Rack Cho Data Center

Tủ rack cho Data Center, tủ rack 42U

Tủ rack cho trung tâm dữ liệu cần phải tuần thủ theo các tiêu chí về chiều rộng, chiều cao, chiều sâu …Cụ thể:

Chiều rộng của tủ Rack cho data Center:

Kích thước phổ biến hiện nay là 19 inch. Kích thước này phù hợp phần lớn với các thiết bị mạng phổ biến trên thị trường. Ngoài ra, cũng có trường hợp ngoại lệ kích thước chiều rộng lên tới 21 inch chuyên dụng cho các thiết bị đặc biệt.

Chiều cao của tủ Rack cho data Center:

Không có tiêu chuẩn cụ thể mà phụ thuộc vào nhu cầu lắp đặt thiết bị bên trong. Kích thước tủ Rack thường tính bằng đơn vị “U”, 1U bằng 1,75 inch tương đương 44,45mm.

Chiều sâu của tủ Rack:

Sử dụng trong Trung tâm dữ liệu sẽ là 1000 mm phù hợp với nhiều loại thiết bị chuyên dụng lắp đặt bên trong.

Yếu tố cần quan tâm khi triển khai hệ thống tủ chứa thiết bị trong Data Center

Ngoài cấu tạo của tủ rack thì vấn đề cần được quan tâm nhất khi triển khai hệ thống tủ rack của Data Center chính là tính linh hoạt và khả năng thích ứng cao.

Tải trọng:

Tải trọng là yếu tố cần được quan tâm đầu tiên khi lựa chọn tủ rack. Dựa vào số lượng máy chủ, thiết bị, phụ kiện, hệ thống cáp mạng và nguồn thường được sử dụng ở mỗi tủ rack trong TTDL, các nhà quản trị nên cân nhắc lựa chọn các loại tủ có tải trọng tối thiểu 1000 kg hoặc 1350 kg với những tủ chứa các thiết bị nặng.

Thanh treo thiết bị:

Hệ thống thanh treo phải dễ dàng điều chỉnh để tương thích với chiều sâu của thiết bị. Các thanh treo phải được thiết kế linh hoạt bảo đảm lắp đặt được hệ thống cáp cho các thiết bị mạng bên trong.

Hệ thống cửa:

Hệ thống cửa yêu cầu có khóa bảo vệ và được đột lỗ cho độ thông thoáng 64% hoặc cao hơn để cung cấp đủ lượng không khí đi vào và đi ra thiết bị bên trong tủ. Hệ thống cửa trước/sau cũng nên có khả năng đổi chỗ cho nhau nhằm giúp người sử dụng linh hoạt hơn trong việc triển khai lắp đặt hệ thống tủ, đặc biệt là trong các không gian chật hẹp. Các tùy chọn về khóa bảo vệ bằng chìa, mật mã hoặc điện tử cũng nên được cân nhắc kỹ lưỡng.

Cửa hông:

Nên sử dụng các loại cửa hông có thiết kế hai phần trên/dưới, giúp dễ dàng lắp đặt và thao tác hơn các loại cửa hông một tấm cồng kềnh trước đây. Hệ thống cửa hông này cũng nên được lắp đặt khóa bảo vệ giống như cửa trước và sau.

Nóc tủ:

Cần sử dụng những loại tủ có thiết kế các đường cáp vào ở nóc. Các đường cáp vào này phải cung cấp đủ không gian cho tối thiểu 1.500 sợi cáp Cat. 5 hoặc thậm chí là 2.500 sợi đối với các loại tủ chuyên dụng. Những tấm che trên nóc tủ cũng cần được quan tâm nhằm hạn chế bụi và tăng hiệu quả của các giải pháp tản nhiệt trong tủ. Ngoài ra, các nhà quản trị cũng cần quan tâm tới việc lắp đặt hệ thống thang/máng cáp vào nóc tủ sao cho dễ dàng và hiệu quả.

Tính an toàn:

Nên sử dụng các giải pháp như kết nối tủ với nhau, cố định tủ xuống sàn hoặc lắp đặt thiết bị chống nghiêng để bảo đảm khả năng an toàn của hệ thống trước những nguy cơ vật lý. Yếu tố này đặc biệt quan trọng ở các khu vực có khả năng xảy ra địa chấn cao, hệ thống tủ phải thật vững chắc trước những trận động đất có thể xảy ra.

Phụ kiện cho data Center:

Để hệ thống tủ chứa thiết bị trong TTDL phát huy được hết hiệu quả và tính năng của mình, các loại phụ kiện cần được các nhà quản trị quan tâm và sử dụng. Hiện tại trên thị trường các nhà sản xuất tủ rack cung cấp phụ kiện với đầy đủ kích thước và đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên chúng ta có thể phân loại chúng thành ba loại phụ kiện chính: phụ kiện hỗ trợ lắp đặt thiết bị (khay cố định, khay trượt…); phụ kiện hỗ trợ quản lý cáp (thanh quản lý cáp ngang, thanh quản lý cáp đứng…); phụ kiện hỗ trợ định hướng không khí (quạt tản nhiệt, thanh lắp khoảng trống…).

Kích thước tủ rack cho Data Center (Trung tâm dữ liệu)

Các model tủ rack trong phân khúc này đôi khi còn được gọi là Higher-U. Trong đó, các tủ rack kích thước 42U là loại được sử dụng phổ biến nhất. Thường được dùng chứa cả các máy chủ và hệ thống mạng quy mô lớn. Kích thước này cho phép kỹ thuật viên có thể sắp xếp hiệu quả tất cả các thành phần phần cứng. Trong khi vẫn đảm bảo tiết kiệm được lượng không gian cần thiết cho nhiều nhu cầu phát sinh.

Tủ rack 42U là loại được sử dụng làm tủ rack tiêu chuẩn phổ biến tại các data center

Tủ rack cỡ lớn như vậy thường được cấu thành từ những bộ khung kim loại chắc chắn, đặt đứng trên sàn. Đôi khi chúng cũng có thể được tùy chỉnh để đạt tới kích cỡ 58U trong một số trường hợp đặc biệt, yêu cầu sự tham gia của một lượng rất lớn các thiết bị phần cứng cấu thành khác nhau. Ví dụ như trong các siêu trung tâm dữ liệu của những nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến lớn.

Tư vấn/ điều kiện thương mại tủ rack cho Data Center

Nếu bạn đang cần tìm kiếm đơn vị cung cấp tủ rack thì có thể liên hệ Việt Nét – Công ty cung cấp tổng thể hạ tầng Data Center. Với kinh nghiệm gần 20 năm trong nghề Việt Nét có thể tư vấn và cung cấp tủ rack phù hợp cho trung tâm dữ liệu của bạn.

5/5 - (94 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo VIETNET
Facebook VIETNET
Hotline VIETNET